MENU
借りる Thuê 買う Mua 場所から Bản đồ Nhật Bản

JAPAN BOXロゴ

Tiếng Việt 日本語 English 中国語(簡体) 한국 ไทย Tiếng Việt Espagnol Français
Thuê Mua Tìm theo địa chỉ điều kiện Tuyến / ga Cách thuê phòng ở Nhật Bản Thông tin hữu ích Các tổ chức/cá nhân muốn đăng bài
×
Thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Thông tin hữu ích để chọn một tài sản

Cách giải thích dễ hiểu về tiền cọc với tiền lễ nhà. Và những điều bạn nên biết trước khi tìm nhà để thuê

HOME > Cách giải thích dễ hiểu về tiền cọc với tiền lễ nhà. Và những điều bạn nên biết trước khi tìm nhà để thuê

Cách giải thích dễ hiểu về tiền cọc với tiền lễ nhà. Và những điều bạn nên biết trước khi tìm nhà để thuê

Tại Nhật Bản, khi bạn thuê phòng, ngoài tiền thuê phòng còn có nhiều loại phí khác nhau.

Chúng bao gồm phí đại lý trả cho các đại lý bất động sản (“chuukai-tesuuryou”), phí trả cho công ty bảo lãnh, phí bảo hiểm hỏa hoạn, phí thay thế khóa và tiền thuê trước.

Trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích tiền đặt cọc (“shikikin”) và tiền lễ (“reikin”), hai thứ chiếm một phần đặc biệt lớn trong các chi phí này.

Tiền đặt cọc là gì? (“Shikikin”)

money you have to pay in advance for renting a house

Tiền đặt cọc (“shikikin”) là tiền giữ tạm của người thuê nhà phục vụ mục đích khi ra nhà.

Tiền đặt cọc là khi vào nhà người thuê nhà đưa trước cho chủ nhà giữ tạm.

Nó chủ yếu được sử dụng để trả tiền sửa chữa phòng khi bạn chuyển đi.

Nếu chi phí sửa chữa không quá nhiều và còn dư trong số tiền đặt cọc thì số tiền còn lại sẽ được trả lại cho bạn.

Trong trường hợp không may bạn chậm trả tiền thuê nhà, bạn có thể bị yêu cầu thanh toán tiền nhà từ tiền đặt cọc.Theo cách này, tiền đặt cọc có thể đóng vai trò như một loại bảo hiểm tiền thuê nhà giúp bạn không bị yêu cầu dọn đi ngay lập tức.

Có sự khác biệt giữa Kanto và Kansai

Ở một số khu vực của Kansai và ở một số khu vực của Kyushuu, tiền cọc còn được gọi là “hoshoukin” thay vì “shikikin”, và có một số khác biệt trong hệ thống ở đó.

Trong hệ thống “hoshoukin”, một phần của tiền đặt cọc được coi là “shikibiki”, ngoài chi phí sửa chữa ra thì phần tiền này sẽ không được hoàn lại, vì vậy hãy lưu ý điều này khi bạn ký hợp đồng.

Tiền lễ là gì ?(reikin)

thank you for renting a house

 Tiền lễ (“reikin”) được coi là món quà cảm ơn chủ nhà đã cho bạn thuê tài sản

Điều này rất phổ biến ở Nhật Bản, nhưng nó là một hệ thống độc đáo tương đối hiếm ở những nơi khác trên thế giới.

Một số người có thể thắc mắc tại sao mặc dù vừa phải trả tiền nhà mà vừa phải trả tiền cảm ơn cho chủ nhàđó là điều không thể hiểu nổi.

Nguồn gốc của tiền cọc

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của tiền lễ , nhưng nó được cho là bắt đầu khi những người mất nhà cửa sau trận Động đất Kanto năm 1923 , đó là tấm lòng thành như để cảm ơn chủ nhà đã cho họ thuê nhà khi đó.

Nó cũng được cho là bắt nguồn từ khi cha mẹ của những sinh viên bắt đầu sống tự lập đưa tiền cho chủ của những ngôi nhà mà con cái họ thuê như một cách nói: “Xin hãy chăm sóc chúng thật tốt”.

Trong mọi trường hợp, tiền lễ được coi như một món quà cảm ơn và không giống như tiền đặt cọc, bạn sẽ không nhận lại được khi chuyển đi.

Đánh giá giữa tiền lễ và tiền cọc

fairest prices for reikin sikikin

1 ~ 3 tháng tiền thuê

Với giá cả thị trường thì lễ và tiền cọc mỗi loại thường chiếm từ 1 đến 2 tháng , nhưng ở vùng Kansai thì có nhiều nơi là 3 tháng tiền nhà

Gần đây, tiền lễ nhà đang có chiều hướng giảm. Đặc biệt, ở khu vực Kanto ngoại ô Tokyo, không có gì lạ khi tìm thấy những bất động sản không yêu cầu tiền lễ . Ngoài ra, không những chỉ tùy thuộc vào khu vực, chi phí của tiền lễ cũng có thể phụ thuộc vào mức độ ưa chuộng của căn nhà . Những căn nhà được ưa chuộng có xu hướng tiền lễ cao hơn so với những căn nhà đã bị bỏ trống trong một thời gian dài.

Có những bất động sản còn không có tiền lễ và cả tiền đặt cọc

Vào khoảng năm 2005, do nguồn cung nhà ở quá mức, số lượng bất động sản “zero-zero” (“zero-zero-bukken”) không có tiền lễ và cả không có tiền đặt cọc bắt đầu tăng lên.

Từ trước tới nay , việc di chuyển cần một khoản tiền lớn, nhưng hàng năm, rào cản về chi phí ban đầu bao gồm tiền lễ và tiền đặt cọc ngày càng giảm.

Tiền đặt cọc của bạn sau khi bạn chuyển đi được sử dụng như thế nào ?

repair cost that you have to pay

Làm thế nào để có thể lấy lại càng nhiều tiền cọc càng tốt?

Như đã viết ở trên mặc dù bạn có thể lấy lại tiền đặt cọc khi dọn đi, nhưng để làm được điều đó bạn cần phải hiểu về cụm từ “nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu” (“gẹnoufukki gimu ”), có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm khôi phục bất kỳ một phần giá trị của căn phòng đã bị giảm đi do việc đã sử dụng phòng .

Tiền đặt cọc được sử dụng để sửa chữa phần nhà hư hại mà người đi vay chịu trách nhiệm, nhưng nếu bạn không biết gì, ngay cả phần mà người đi vay không chịu trách nhiệm có thể được sửa chữa bằng tiền đặt cọc. Do đó, hãy nắm bắt phạm vi sửa chữa bằng cách sử dụng tiền cọc của mình.

Hao mòn bình thường và hư hỏng theo thời gian

Các vết xước hay vết dấu tích do sinh hoạt hàng ngày được coi là hao mòn bình thường.

Phạm vi hao mòn thông thường bao gồm vết lõm trên sàn do sắp đặt đồ đạc, vết đen trên tường phía sau tủ lạnh và vết do dùng bắn đinh đâm vào tường,,,vv

Xuống cấp là sự hư hỏng theo tự nhiên hay là sự suy giảm chất lượng trở nên cũ đi theo năm tháng.Ví dụ như vết cháy nắng trên tường do ánh sáng mặt trời chiếu vào hay sự xuống cấp của những miếng dán xung quanh vùng ẩm ướt có nước.

Hao mòn bình thường và hư hỏng theo thời gian là vùng phạm vi trách nhiệm sửa chữa của chủ nhà.

Còn dưới đây là sự hư hại mà người thuê phải chịu trách nhiệm

Những vết xước và vết bẩn do hành động cố ý hoặc cẩu thả của người thuê được gọi là “hao mòn đặc biệt”. Chúng bao gồm các thứ như bức tường bị đổi màu do khói thuốc lá, các lỗ trên tường do va đập vào đồ vật và các bức vẽ bậy do trẻ em vẽ.

Nấm mốc trong phòng tắm và vết bẩn trong nhà bếp cũng được coi là hao mòn đặc biệt do không được làm sạch đúng cách. Chi phí sửa chữa các hao mòn đặc biệt sẽ được chi trả bằng tiền đặt cọc.

Nếu căn phòng quá bẩn hoặc bị hư hỏng, tiền đặt cọc có thể không đủ để trang trải chi phí sửa chữa và ngoài ra bạn có thể được yêu cầu trả số tiền không được bao trả trong tiền đặt cọc.

Vì vậy, để lấy lại nhiều tiền nhất có thể, bạn nên quan tâm đến nơi ở của mình và chú ý đến những thói quen hàng ngày của bạn. Ví dụ, không hút thuốc trong nhà và không kéo đồ đạc khi mang theo đồ đạc sẽ giúp bạn đỡ tốn thêm chi phí khi chuyển ra ngoài.

Bạn nên giữ phòng luôn luôn sạch sẽ để có thể  an tâm khi chuyển ra ngoài.

TOP